Ao nuôi: Diện tích: 100 - 600m2. Độ sâu: 1 - 1,5m. Độ trong: 30cm . Nước sạch, cấp thoát nước chủ động, yên tĩnh, gần nhà để dễ bảo vệ. Xung quanh ao, hay một phần của ao nên để một phần đất làm vườn trồng cây bóng mát, cây ăn quả có giá trị. Vườn là điều kiện sinh thái rất thích hợp với đời sống của baba nuôi trong ao. Đáy ao có lớp bùn dày 10 - 20cm.
Quanh ao, vườn xây tường cao 0,7- 0,8m, đỉnh tường có gờ ngang rộng 10cm (ở phía lòng ao) để ba ba khỏi bò đi mất. Khoảng cách giữa ao và tường bảo vệ tốt nhất để rộng 1 m và trồng cây mướp, bầu bí, cây ăn quả làm bóng mát.
Bờ ao dốc thoải, hay bắc cầu, tạo 1-2 lối cho ba ba dễ lên xuống phơi mình tắm nắng.
Bể nuôi:
Diện tích: trên 10m2. Nước sâu: 0,6 - 1m. Có cống tràn (miệng cống ngăn bằng lưới sắt) để giữ mức nước cố định ở mức cao nhất, có cống tháo ở đáy thuận lợi để bớt công bơm, tát nước. Quanh bể cũng nên để một khoảng đất trồng cây bóng mát, bắt cầu cho ba ba lên xuống, thềm để ngập nước và thả kín bèo tây. Trường hợp nuôi nhiều ba ba cỡ khác nhau phải làm nhiều ao, hay ngăn ao phân loại lớn bé để nuôi riêng.
Thả giống:
Trước khi thả giống phải tẩy dọn ao, bể cho nước vào và thử nước ao như đối với ao nuôi cá thịt.
Cỡ giống nuôi không dưới 50g/con, tốt nhất là cỡ trên 100g/con. Giống thả nên đồng cỡ, và thả vào tháng 2-3 dương lịch. Thời gian nuôi trong năm tháng 4-11 dương lịch.
Mật độ nuôi:
Cỡ giống 50 - 100g thả 10 -15 con/m2. Cỡ giống 200 g thả 4-7 con/m2.
Thả mật độ dày khi ao (bể) có nước lưu thông tốt, dồi dào thức ăn, trường vốn. Nếu mua chủa người bắt tự nhiên cần chọn những con khỏe (khi lật ngửa có thể tự xấp lại ngay), con không bị ốm yếu. Không chọn ba ba câu hay bị đánh điện vì loại này dễ bị thương hay bị liệt dễ chết. Chọn ba ba có ngoại hình hoàn chỉnh, không bi xây xát, chảy máu.
Thức ăn:
Bể, máng đựng thức ăn cho ba ba đặt ổn định. Bệ được xây bằng gạch lát xi măng, trong ao nên có 2 - 4 bệ máng đựng thức ăn (máng được đóng bằng gỗ có thành cao 5-10cm).
Bệ, máng chìm ngập sâu 20cm. Có thể dùng mẹt, nia treo ngập nước 20cm. Thức ăn chủ yếu là động vật (sống hay đã chết) như: giun, ốc, hến, chua, cá, mỡ trâu bò, ruột, sà lách,... phế phẩm các lò mổ,...
Thức ăn phải vừa cỡ miệng ba ba, cho ăn đều. Có thể chủ động gây thức ăn bằng cách nuôi cách nuôi cá mè, rô phi, ốc vặn v.v... Chế biến thức ăn tổng hợp từ chất bột, cám bột cá,bột đậu tương sao cho đạm tổng số 40 - 43%.
Chú ý không dùng bột cá mặn hay cá tép đã ướp mặn.
Lượng thức ăn hàng ngày khoảng 5 - 8% trọng lượng ba ba có trong ao. Trước khi cho ăn phải dọn sạch sàn bệ, maág cho ăn. Điều chỉnh thức ăn theo thời tiết để tránh bị lãng phí ảnh hưởng đến chất nước. Ba ba ăn khỏe, hoạt động mạnh khi nhiệt độ nước từ 22 - 32oC, trên 35oC ít ăn hoặc ngừng ăn, dưới 12oC ngừng ăn.
Ở miền Bắc, trước khi vào mùa đông cho ăn thức ăn giàu dinh dưỡng và có độ béo cao như mỡ trâu, mỡ bò,... để nó tích lũy mỡ dùng trong mùa đông. Ao nuôi ba ba với độ thưa có thể kếp hợp nuôi cá mè, trôi, trắm, chép... nuôi ốc trong ao làm thức ăn cho ba ba, sẽ không gây hại với ba ba mà còn tăng hiệu quả kinh ết của ao nuôi.
Quản lý, chăm sóc:
- Chống bắt trộm, đề phòng ba ba đi mất nhất là những ngày mưa to, gió lớn, lúc mới thả giống, nước chảy dễ kích thích, dễ cắn câu... chỉ cần sơ xuất là mất cả đàn.
- Đặc biệt phải đảm bảo yên tĩnh, hạn chế tháo nước, đánh bắt gây hoảng sợ.
- Nước ao sạch, không để bị thối bản.
- Nuôi ba ba trong mùa đông tháng 12 - 3 năm sau, ngoài biện pháp cho ăn tích cực trước màu đông và trong những ngày nắng ấm, cần có biện pháp chống rét như dân cao mực nước, thả bèo tây 1/2 diện tích ao.
Thu hoạch và vận chuyển:
Thu tỉa: Có thể xuống ao mò bắt, kéo lưới, cất vó hay chặn lối từ vườn xuống ao trực tiếp bắt. Thu toàn bộ: Tháo cạn, tát ao để bắt. Mùa thu hoạch chủ yếu vào tháng 11- 12 và tháng 1 dương lịch, mùa này nhiệt độ thấp, tỷ lệ sống cao.
Vận chuyển ba ba: Vận chuyển gần có thể chứa chúng vào bao tải thưa, dùng xe đạp, xe máy. Khi đi xa cần chứa vào sọt hay thùng gỗ thoáng, lót bèo giữ ẩm, xếp một lượt bèo một lớp ba ba tốt nhất là cho vào sọt, thùng chia làm nhiều ô, dùng ô ô hay máy bay, tàu hỏa. Quá trình vận chuyển thao tác cần nhẹ nhàng, tráng xây sát.
Thứ Ba, 21 tháng 10, 2014
Kỹ thuật nuôi baba giống hiệu quả
Từng gia đình có thể tự sản xuất baba giống để nuôi hoặc để kinh doanh. Những năm vừa qua đã có khoảng 10-15% số hộ gia đình nuôi ba ba chuyên sản xuất ba ba giống để bán, có người bán loại từ mới nở đến 1 tháng tuổi là chính, có người mua loại mới nở về ương thành con giống cỡ 15-20g hoặc từ 50-150g để bán kiếm lời, có người mua giống nhỏ về ương thành giống lớn hoặc mua giống về nuôi thành ba ba thịt.
Từ năm 1996 trở về trước, giống ba ba khá đắt nhưng vẫn không đủ cung cấp cho người nuôi. Sang năm 1997, giá ba ba giống giảm hơn các năm trước, một phần do ảnh hưởng của giá ba ba thịt giảm, một phần do nhiều người sản xuất, lượng ba ba giống trên thị trường nhiều hơn các năm trước, đồng thời cũng bị ảnh hưởng ít nhiều của ba ba giống nhập nội thấp.
Những năm tới muốn phát triển sản xuất ba ba giống có lãi nhiều cần đặc biệt lưu ý áp dụng tiến bộ kỹ thuật để tăng năng suất, hạ giá thành sản xuất ba ba giống.
Sản xuất ba ba giống gồm 3 khâu kỹ thuật chủ yếu: nuôi vỗ ba ba bố mẹ sinh sản, thu trứng, ấp trứng, và ương nuôi ba ba giống.
Dưới đây chúng tôi xin lần lượt giới thiệu những tiến bộ kỹ thuật đã được tổng kết, nên mở rộng việc áp dụng.
1. Nuôi vỗ ba ba bố mẹ (nuôi ba ba sinh sản, nuôi ba ba đẻ trứng)
Chỉ tiêu chính đánh giá trình độ kỹ thuật của khâu này là năng suất đẻ trứng và tỷ lệ trứng thụ tinh cao. Năng suất đẻ trứng còn nhiều người mới đạt mức trên dưới 20 trứng trên 1kg ba ba cái trong 1 năm, trong lúc những người nuôi có kỹ thuật tốt đã đạt 45-50 trứng. Tỷ lệ trứng thụ tinh, nhiều người mới đạt mức trên dưới 50% số trứng ba ba đẻ ra và thu được, trong lúc người có kỹ thuật tốt đạt trên dưới 80% vào đầu vụ và trên 90% vào chính vụ, có những người nuôi ít, đạt 95-100%. Số người chưa đạt các mức trung bình trên cũng còn khá nhiều.
Muốn đạt các chỉ tiêu cao cần thực hiện tốt các vấn đề kỹ thuật sau:
a. Xây dựng ao nuôi:
Phù hợp với các yêu cầu sinh sản của ba ba.
b.Làm tốt công tác chuẩn bị ao nuôi:
Ao, bể mới xây cần ngâm rửa nhiều lần, thử nước đảm bảo độ pH thích hợp (từ 7-8) mới thả ba ba vào. Ao nuôi sau một vụ, trước khi nuôi vụ mới cần tẩy dọn sạch để diệt mầm bệnh. Khi thấy cần thiết, phải thay lớp bùn cát đã bị thối bẩn nặng.
c) Nuôi đúng thời vụ:
Các tỉnh phía Bắc phải bắt đầu nuôi vỗ từ tháng 8, tháng 9 để đến khi bắt đầu rét, ba ba bố mẹ đã béo khỏe, sang Xuân chuyển hóa tuyến sinh dục nhanh, đẻ sớm. Sau khi đẻ xong lứa thứ nhất, tiếp tục nuôi vỗ để ba ba đẻ các lứa thứ 2, 3, 4,...
Các tỉnh phía Nam có thể nuôi vỗ cho đẻ quanh năm, nhưng nên nuôi vỗ sớm để ba ba đẻ tập trung các tháng từ tháng 1 đến tháng 2, tránh cho ba ba đẻ vào các tháng có nhiệt độ cao.
d) Chọn ba ba bố mẹ:
Có các tiêu chuẩn tốt về hình dạng, sức khỏe và quy cỡ. Không sử dụng ba ba đã có bệnh. Cỡ chọn nuôi nên từ 1kg trở lên với ba ba hoa, 2kg trở lên với ba ba gai. Trong phạm vi 4kg trở lại, cỡ nuôi càng lớn chất lượng trứng càng tốt, ba ba con nở ra càng khỏe và mau lớn. Ba ba đực cái thả chung một ao, nhưng phải đồng cỡ, tránh thả lẫn một số con lớn gây uy hiếp đối với những con nhỏ. Số lượng nuôi 1 ao cần thả đủ 1 lần, không thả rải rác.
e) Phối ghép tỷ lệ đực/cái thích hợp:
Hiện nay nhiều người cho rằng tỷ lệ thích hợp nhất là 1/2,5-3 (một con đực ghép với 2,5 đến 3 con cái). Tuy nhiên, có một số người nuôi ghép tỷ lệ 1/4 đến 1/5 vẫn đạt kết quả tỷ lệ trứng thụ tinh cao. Thả nhiều ba ba đực có hại vì chúng hay cắn nhau sinh bệnh, hay quấy nhiễu ba ba cái làm ba ba cái sinh sản không bình thường, lại vừa tốn thức ăn.
f) Lựa chọn mật độ nuôi thích hợp:
Những năm qua đã có người nuôi mật độ cao tới 2-3kg/m2, nhưng trong điều kiện nuôi bình thường, mật độ nuôi phổ biến và thích hợp chỉ nên từ 0,5-1kg/m2 hoặc 0,5-1 con/m2. Nuôi mật độ dày hơn, điều kiện cho ăn và thay nước không đầy đủ, ba ba đẻ kém, dễ sinh bệnh.
g) Chăm sóc và quản lý tốt.
2. Thu trứng và ấp trứng ba ba:
Trứng ba ba ấp nở tự nhiên tỷ lệ nở rất thấp, thời gian ấp nở lâu.
Muốn ấp nở nhanh, tỷ lệ nở cao cần phải có kỹ thuật.
Hiện nay, những người sản xuất giỏi có thể đạt tỷ lệ nở trên dưới 90%, có người đạt 100% so với số trứng thụ tinh đem ấp và rút ngắn được thời gian ấp nở từ 5-10 ngày so với bình thường.
Muốn ấp nở tốt, trước hết phải biết kỹ thuật thu trứng. Nên theo dõi ba ba đẻ, thu trứng vào các buổi sáng, lúc ba ba đẻ rộ thu hàng ngày, lúc ba ba đẻ thưa 3-5 ngày thu 1 lần, không nên để ba ba đẻ sau 15-20 ngày mới thu trứng đem ấp. Các quả trứng nhỏ, hình dạng không bình thường và trứng không thụ tinh cần loại ngay, chỉ giữ trứng thụ tinh để ấp. Trứng thụ tinh phần lớn tròn, vỏ trứng có màu sắc bình thường, phần trên màu trắng là túi chứa hơi để phôi thở, phần dưới màu phớt hồng là phần phôi và noãn hoàn (lòng đỏ trứng). Trứng hỏng (không thụ tinh) màu sắc không bình thường, hay có vết đốm loang lỗ, không phân biệt rõ 2 phần như trứng thụ tinh. Cần ghi chép các số liệu từng ao nuôi về ngày đẻ, ngày thu trứng ấp, số lượng trứng thu được, số lượng trứng thụ tinh,... để giúp cho việc xử lý kỹ thuật ấp và dự đoán kết quả nuôi vỗ, tỷ lệ nở,...
Cách ấp trứng: Nên ấp trong nhà hoặc có phòng ấp riêng để tránh nhiệt độ thay đổi bất thường và bảo vệ được trứng. Dụng cụ ấp trứng thường dùng khay, chậu bằng nhôm, sắt tráng men hoặc bằng nhựa. Diện tích khay, chậu to nhỏ tùy theo số lượng trứng cần ấp. Một chậu rửa mặt thông thường có thể ấp trên dưới 100 trứng, một chậu nhôm to có thể ấp trên dưới 300 trứng.
Khay chậu ấp có chiều cao trên 10cm, trong đổ cát sạch mịn, ẩm và tơi xốp, lớp cát dày 7-8cm (cách miệng khay, chậu 3-4cm), đáy khay chậu có lỗ thoát nước để tránh cát ấp bị đọng nước làm hỏng trứng ấp. Nhặt trứng thụ tinh rải đều trên mặt cát, quả cách quả 2cm, đầu có túi hơi để phía trên (chú ý không đặt ngược, không đặt nghiêng), khi đủ 1 lớp trứng thì lấy cát bột rải lên trên cho kín, lớp cát cao hơn trứng 2-3cm. Để khay trứng vào nơi yên tĩnh để ấp. Nếu có điều kiện xác định, nên khống chế hàm lượng nước trong cát ẩm từ 7-10% (cát ẩm cho lên tay bóp vẫn rời không vón cục) và độ ẩm không khí trong phòng ấp khoảng 85%. Ngoài ấp phổ biến bằng khay, chậu, các cơ sở sản xuất lớn hàng ngàn, hàng chục ngàn trứng có thể xây phòng ấp, bể ấp chuyên hoặc dùng máy ấp trứng nhập từ nước ngoài.
Quản lý việc ấp trứng là nhiệm vụ rất quan trọng trong thời kỳ ấp từ 50-55 ngày. Cần nhất là giữ cho nhiệt độ và độ ẩm cát ấp được ổn định. Cách 1-2 ngày lớp cát trên mặt bốc hơi bị khô, cần phun nước cho ẩm trở lại bình thường, nước phun cần từ từ, đặc biệt tránh dội nước làm cho nhiệt độ cát ấp bị thay đổi đột ngột, phôi trứng sẽ chết. Trong những ngày mưa lớn hoặc ban đêm nhiệt độ không khí xuống thấp dưới 25oC, cần có biện pháp tăng nhiệt độ phòng ấp (nơi có điện có thể thắp bóng điện 100-200W để tỏa nhiệt, cần che đèn cho nhiệt độ tỏa đều, nếu không che có chỗ sẽ bị quá nóng, trứng sẽ bị chết). Những ngày quá nóng, phòng ấp nên để thoáng gió hoặc làm mát bằng quạt,... Nhiệt độ ấp thích hợp nhất là ổn định từ 30-32oC, ở nhiệt độ này thời gian ấp chỉ 45-50 ngày; nhiệt độ ấp cao hơn 1-2 độ thời gian ấp có thể rút ngắn 4-5 ngày nhưng để không an toàn. Dưới 20oC và trên 35oC phôi trứng bị chết, ấp không nở được. Khi thấy trứng sắp nở (mổ mỏ, có chỗ nứt vỏ) cần đặt khay nước sạch hoặc bát nước vào giữa khay, chậu ấp trứng, ba ba con nở ra biết tự bò vào nước; cũng có thể kê khay chậu ấp trứng trên 1 chậu to hoặc bể con, trong chậu hoặc bể chứa nước, ba ba con nở ra tự nhảy vào nước. Nếu không để sẵn nước, ban đêm chậm biết, ba ba con bị khô da sẽ chết.
Quá trình quản lý ấp trứng, có thể bới cát kiểm tra trứng, nhưng không được đảo trứng, đồng thời cần có các biện pháp bảo vệ không cho kiến, chuột, rắn, mèo, gà lọt vào ăn hại trứng và ba ba con.
Nhặt ba ba mới nở vào chậu nước sạch, chọn những con khỏe mạnh, đã “rụng rốn” để đưa vào bể ương.
3. Ương nuôi ba ba giống:
Để đảm bảo ương từ ba ba mới nở thành ba ba giống có tỷ lệ sống cao, nên chia thành 3 giai đoạn ương. Dưới đây chủ yếu giới thiệu kỹ thuật ương ba ba hoa.
Giai đoạn 1: Ương từ lúc mới nở cỡ 4-6g thành cỡ 15-25g. Thời gian ương nhanh từ 25-30 ngày. Chăm sóc kém thời gian có thể kéo dài gấp đôi. Ba ba nở đầu vụ và giữa vụ, đúng mùa sinh trưởng ương lớn nhanh hơn ba ba nở cuối vụ. Ba ba mới nở do quy cỡ còn nhỏ, sức yếu, cơ quan tiêu hóa chưa hoàn chỉnh nên cần được chăm sóc tỉ mỉ trong các bể nhỏ có diện tích từ 1m2 đến 10m2. Mức nước trong bể ương từ 10-15cm mấy ngày đầu tăng dần đến 40cm vào cuối tháng. Không nên để nước quá sâu vì ba ba con luôn phải ngoi lên mặt nước thở, tốn năng lượng, ảnh hưởng đến sức khỏe. Mặt bể có thể thả bèo tây non, sạch cho ba ba con nằm thở giáp mặt nước. Mật độ ương trung bình 50 con/m2, có thể ương dày 100-150 con/m2 nhưng sau 10-15 ngày phải san thưa, cho ăn đầy đủ và thay nước luôn. Cho ăn trùng chỉ (giun đỏ), giun đất, thả vào khay đưa xuống bể cho ba ba ăn vào sáng sớm hoặc chiều tối. Quản lý chăm sóc tốt, tỷ lệ sống đạt 90-100%.
Giai đoạn 2: Ương từ cỡ giống 15-25g thành cỡ giống 50-80g, thời gian ương nuôi cần 2-3 tháng với ba ba nở đầu vụ. Giai đoạn này tốt nhất vẫn nên ương trong bể xây cỡ 20-30m2 hoặc trong ao nhỏ cỡ 50-100m2. Mật độ ương trung bình 25-30 con/m2. Cho ăn no đủ bằng giun đất, cá mè luộc chín, gỡ ra thả xuống bể cho ba ba vào sáng, chiều. Quản lý chăm sóc tốt có thể đạt tỷ lệ sống 90-100%. Ương nuôi kém, sau 3 tháng chưa đạt quy cỡ nêu trên.
Giai đoạn 3: Ương cỡ giống nhỏ 50-80g thành cỡ giống lớn 100-150g, con to trên 200g. Thời gian ương cần 2-3 tháng, nếu thả qua mùa đông thì mất 5-6 tháng. Giai đoạn này nuôi trong ao đất lớn nhanh hơn trong bể xây. Diện tích bể ương trên dưới 50m2, diện tích ao ương 100-150m2. Mật độ ương trung bình 7-10 con/m2, cao nhất 15 con /m2. Cho ăn no đủ bằng cá mè luộc, gỡ cho ăn, cũng có thể cá băm nhỏ cho ăn vào sáng, chiều. Quản lý chăm sóc tốt, tỷ lệ sống có thể đạt 90-100%.
Cách phòng, trị bệnh ở ba ba, rùa
Ba ba đã trở thành một đối tượng nuôi phổ biến trên khắp cả nước ta, đem lại lợi nhuận lớn, góp phần xóa đói giảm nghèo, làm giàu cho nhiều gia đình. Nuôi ba ba không cần đất rộng mà chỉ vài chục mét vuông, thậm chí xây bể trên tầng lầu cũng nuôi tốt.
Sức đề kháng của ba ba khá mạnh, trong quá trình nuôi, nói chung ít sinh bệnh nhưng nếu quản lý không tốt, sẽ vẫn bị bệnh. Vì vậy, việc phòng bệnh trong nuôi ba ba là khâu rất quan trọng.
Baba thường bị các loại vi trùng, vi rút, ký sinh trùng cảm nhiễm gây bệnh, nhất là khi trên thân bị các vết thương hoặc môi trường, thời tiết không thuận lợi, dinh dưỡng không đủ, khả năng trao đổi chất kém. Ngoài ra cũng cần phải chú ý đến các loài vật là địch hại của ba ba như rắn, mèo...
Trong quá trình nuôi, nếu thấy ba ba kém ăn hoặc bỏ ăn, màu sắc da chuyển sang màu đen, gầy ốm, không bơi lội hoặc nổi lên trên mặt nước, phần diềm có màu hồng tím, không sợ người v.v... thì đó là những triệu chứng của bệng.
Để xác định bệnh của ba ba có thể dùng kính phóng đại kiểm tra, phần niêm dịch (nhớt) trên thân hoặc các bộ phận khác của chúng, kết hợp quan sát bằng mắt thường, rồi phân tích tổng hợp nhằm chẩn đoán bệnh.
Bệnh đỏ cổ
Là một trong những bệnh thường gặp nhất.
Bệnh này rất nguy hiểm, truyền nhiễm rất nhanh, nguyên nhân do vi rút và nấm.
- Triệu chứng: Hoạt động chậm chạp, thỉnh thoảng nổi lên mặt nước, thường bò lên bờ bờ cỏ, đất bùn, không muốn ăn, cổ bị xung huyết sưng lên có màu đỏ, bụng cũng xung huyết có màu đỏ và có những khoảng loét đỏ... Gan, tỳ phù thũng, mồm mũi chảy máu, 2 mắt mờ nhìn không rõ.
Bệnh đốm trắng
- Phòng trị: dùng Oxytetracylin,
Chloramphenicoltrộn vào thức ăn, mỗi kg trộn 0,1-0,2 mg thuốc, cho ăn liên tục 10 ngày; dùng thuốc (dạng tiêm) tiêm vào bụng, mỗi kg ba ba tiêm trên 10 vạn đơn vị. Khi phát hiện có bệnh, không nên lấy nước có mùi amôniắc (NH3) cho vào ao nuôi, để phòng bệnh càng nặng hơn. Cách ly ba ba bệnh. Dùng vôi tẩy ao, thay nước mới sạch (trước khi thực hiện, bắt hết ba ba ra khỏi ao. Lấy gan, từ ba ba bị bệnh điều chế vắc xin tiêm cho ba ba lành để phòng bệnh.
Còn gọi là bệnh nấm lông hay bệnh lông trắng do nấm gây ra. Khi ba ba bị thương do xây xát, rất dễ cảm nhiễm bệnh này.
Bệnh ghẻ lở ở cổ
- Triệu chứng: Bốn chân, diềm áo của ba ba có đốm lang trắng ngày một rộng ra, biểu bì bị hoại tử. Ba ba kém ăn, ngứa ngáy khó chịu bệnh này gây chết tương đối ita nhưng nếu bệnh phát sinh ở hầu thì làm cho ba ba khó thở và dễ dẫn đến chết. Đối với ba ba còn trong thời kỳ ngủ đông mà bệnh phát sinh thì có thể cũng dễ làm chúng chết. Đối với ba ba còn trong thới kỳ ngủ đông mà bệnh phát sinh thì có thế cũng dễ làm chúng chết. Bệnh này thường gặp quanh năm, nhưng nhiều nhất vào tháng 5 - 7.
- Phòng trị: Dùng vôi tẩy ao triệt để. Cách ly con bệnh. Dùng thuốc mỡ
Xanhmalachithoặc Tetracylin bôi lên chỗ bệnh. khi vận chuyển, thả bắt ba ba phải nhẹ nhàng, đừng để chúng bị xây xát.
Bệnh này do vi rút và nấm gây ra.
Bệnh thủy mi
- Triệu chứng: Cổ sưng phù và có vết lở ở cổ, có nấm thủy mi bám lên. Ba ba kém ăn, nhất là đối với ba ba con khi mắc bệnh chúng không ăn uống gì, cổ không thể cử động, toàn thân hoạt động chậm chạp. Nếu không điều trị kịp thời, vài ngày sau có thể chết. Bệnh này thường xảy ra quanh năm.
- Phòng trị: Dùng nước muối nồng độ 5% tắm cho ba ba độ 1 giờ, sau đó dùng thuốc tím (KMnO4) bôi lên, liên tục điều trị 3 - 4 ngày, hiệu quả khá rõ. Dùng
Xanhmalachit nồng độ 0,05%(thuốc này đã bị cấm sử dụng theo QĐ 20/2003/QĐ-BTS) tắm cho ba ba trong khoảng 10 phút, hoặc dùng Oxytetracylin bôi lên chỗ bị bệnh cũng trị được bệnh.
Do loại nấm thủy mi kí sinh.
Bệnh phù đỏ ở mai bụng
- Triệu trứng: Ba ba bị bệnh toàn thân một lớp lông như lông tơ. Bệnh này không làm cho ba ba chết ngay, nhưng vì kém ăn nên dần dần suy yếu, nhất là thời kỳ ngủ đông, có thể dẫn đến chết hàng loạt.
- Phòng trị: Dùng 2g ngũ bọi tử đun lấy 1 chén nước, ph vào 1m3 nước bình thường, vẩy xuống ao để phòng bệnh cho ba ba. Dùng Formali nồng độ 100ppm hoặc dùng 0,004% sô đa để tẩy ao. Trộn thuốc kháng sinh vào thức ăn (theo như cách phòng trị bệnh đỏ cổ nói ở phần trên).
Bệnh do vi rút gây ra.
Bệnh di độc tố mỡ
- Triệu trứng: Mai bụng viêm đỏ. Bệnh này thường xảy ra khi vận chuyển, xếp ba ba đè nặng lên nhau, hoặc cũng có thể di phản ứng của một loại bệnh nào đó trong nội tạng.
- Phòng trị: Dùng dung dịch
Xanh malachit(thuốc này đã bị cấm sử dụng theo QĐ 20/2003/QĐ-BTS) nồng độ 0,05% tắm cho ba ba trong 1 - 2 phút. Dùng thuốc kháng sinh tiêm vào cơ thể 10 - 15 vạn đơn vị/con. Khi bắt, vận chuyển ba ba chú ý bảo vệ không cho chúng cắn nhau. Lúc có bệnh cần cách ly, dùng vôi tiêu độc cho ao.
Bệnh sinh ra do cho ba ba ăn các loại cá, thịt, nhộng tằm có nhiều mỡ bị ươn ôi, mỡ bị biến chất sinh độc tố axit béo bị tích tụ nhiều trong cơ thể làm cho gan, tụy bị ngộ độc, hoạt động trao đổi chất không bình thường.
Bệnh gầy đét
- Triệu chứng: Ba ba lờ đờ, hay nổi lên mặt nước, bỏ ăn rồi chết. Khi bệnh còn nhẹ, nhìn bên ngoài khó phát hiện. Khi bệnh nặng, bề ngoài ba ba bị biến dạng, da bụng bị xám đen và có nhiều vết ban màu xanh tro, chàm, cổ sưng to, da phù, mình dày hơn lúc bình thường, dưới da có các bọng nước, chân sưng mỏng và mềm nhũn. Nếu mổ ba ab ra, thấy bụng có mùi thối, các mô mỡ có màu vàng nâu hoặc màu vàng đất (bình thường thì trắng hoặc hồng), gan sưng to và màu đen.
- Phòng trị: không cho ăn thức ăn quá béo hay đã biến chất. Trộn vitamin B,C,E vào thức ăn cho ba ba ăn. Phối hợp cho ăn cả thức ăn động và thực vật, không cho ăn loại nhộng tằm, cá, thịt... đã để quá lâu bị biến chất sinh ra độc tố.
Hiện chưa nghiên cứu rõ, thường cho rằng do mất cân bằng dinh dưỡng và nước bẩn gây ra.
Bệnh sưng phổi kèm hỏng mắt
- Triệu chứng: Ba ba lờ đờ, gầy, ốm yếu, rất rõ hình bộ xương, kém ăn rồi bỏ ăn và chết.
- Phòng trị: Hiện chưa có biện pháp hữu hiệu. Nên cho ăn đầy đủ và thức ăn chất lượng tốt.
Do vi khuẩn hình que phó đại tràng sinh ra.
Bệnh trùng hình chuông
- Triệu chứng: Ba ba mù cả hai mắt, lờ đờ thường là lên bờ nằm im một chỗ, khó thở, luôn ngóc đầu, há mồm. ăn kém rồi bỏ ăn. Mắt bị xung huyết, sưng mù, lòng đen bị lõm sâu, có rử mắt che kín. Nếu mổ ra thấy phổi bị đen, có các nốt sần cứng nổi lên trên. Bệnh phát sinh nhiều ở các ao bị bẩn về mùa nắng hạn. Mùa xuân và mùa thu, ít bệnh.
- Phòng trị: không để nước ao bị bẩn; trong ao nuôi có thể thả lẫn cá chép, diếc, trôi, rô phi để chúng tận dụng thức ăn, làm sạch ao. Vào mùa hay sinh bệnh, trộn thuốc kháng sinh vào thức ăn cho ba ba.
Do loài ký sinh trùng có cái chuông gây ra.
Các bệnh ký sinh trùng khác
- Triệu chứng: trên lưng, cổ, các chân của ba ba (đặc biệt là ba ba con) có các búi trắng như lông tơ, các vết thương bị sưng. Ba ba khó chịu, bỏ ăn dần, gầy yếu và lở loét. Con bị nặng, rất dễ chết.
- Phòng trị: rắc thuốc
Dipterex(Dipterex la thuoc thu y thuy san da duoc bo thuy san cam su dung trong san xuat kinh doanh thuy san theo quyet dinh 07/2005/QD-BTS ngay 24/02/2005) xuống ao, liều lượng 0,5g/m3 nước nửa tháng một lần, 2-3 lần liên tục. Tắm ba ba bệnh trong dung dịch Sulfat đồng (CuSO4) nồng độ 8ppm hoặc dung dịch thuốc tím (KMnO4) nồng độ 20ppm, mỗi ngày một lần, mỗi lần 30 phút, làm liên tục cho khỏi bệnh mới thôi. Thay nước ao.
Ba ba còn bị nhiều loại ký sinh trùng khác như nguyên sinh động vật, đỉa... ký sinh ở nội tạng, máu, da, ống dẫn trứng, đường ruột, v.v... gây viêm loét các bộ phận cơ thể.
Bệnh ngộ độc do nước bẩn
- Phòng trị: tắm cho ba ba bệnh trong dung dịch Sulfat đồng hoặc thuốc tím (nồng độ như trên) trong 30 phút, mỗi ngày một lần trong suốt một tuần.
Do nước ao tù bẩn lâu ngày, sinh ra các chất khí độc (NH3, H2S, CO2...) với nồng độ cao, gây ngộ độc.
Nguồn: Tạp chí Khoa học, Công nghệ và Môi trường Hải Dương, An Giang, 9/1/2004
- Triệu chứng: chân trước, chân sau, bụng, cổ bị xung huyết sưng đỏ, bị rữa nát nếu đau nặng; diềm mai bị rách hình răng cưa.
- Phòng trị: thay nước luôn, khử trùng đáy ao trước khi qua mùa đông.
Phòng chữa bệnh khi nuôi ba ba, rùa
Trong quá trình nuôi phải thực hiện nghiêm ngặt các khâu xây ao, tẩy
ao nuôi, chọn giống, cho đẻ, quản lý chăm sóc. Đặc biệt là phòng trị một
số bệnh. 1. Bệnh sưng cổ
Là bệnh truyền nhiễm do vi khuẩn gây ra.
Triệu chứng:
Cổ sưng to, bụng có các nốt mụn đỏ, mắt trắng đục, khi bị nặng chảy máu mũi, hai mắt sưng đỏ có khi bị mù.
Cách phòng trị:
- Đảm bảo nước ao nuôi sạch sẽ.
- Trộn thuốc Tetracyline hay Chlorocid hoặc Sulfamidine... vào thức ăn, cho ăn trong 3 ngày liền, lượng thuốc ngày đầu 0,2g/kg thức ăn, các ngày sau giảm đi một nửa.
2. Bệnh nấm thủy mi
Do nấm thủy mi gây ra thường thấy ở ba ba giống vào mùa xuân nhiệt độ lạnh (18-22 độ C).
Triệu chứng:
Trên vùng da bị thương có các bông nấm trắng, thường ký sinh ở cổ, chân, mai, bụng. Lúc mới phát bệnh ba ba kém ăn, lờ đờ. Bệnh nặng mai lưng mềm và mỏng, hoạt động yếu ớt rồi chết.
Cách trị:
Cho ba ba bò lên cạn phơi nắng để diệt nấm, bảo đảm nước ao sạch sẽ.
Ngâm ba ba trong dung dịch xanh Malachite 1,5-2 g/m3 nước (thuốc này đã bị cấm sử dụng theo QĐ 20/2003/QĐ-BTS).
3. Bệnh loét da
Bệnh do nhiễm trùng vết thương gây ra, chất độc do vi khuẩn tiết ra làm loét da chân, cổ, nách... khi nặng còn lòi cả xương.
Cách phòng trị:
- Đảm bảo nước ao luôn sạch sẽ.
- Cách ly con bệnh với con khỏe.
- Ngâm con bệnh trong dung dịch thuốc kháng sinh 10 ppm Sulfamis, trong 48 giờ.
- Hạn chế ba ba cắn nhau dễ gây bị thương.
4. Bệnh nấm lông (bệnh đốm trắng)
Là bệnh truyền nhiễm do nấm gây ra. Bốn chân và viền mép có đốm, lúc đầu xuất hiện ở viền áo sau đó lan rộng thành đốm trắng làm cho da bị thối rữa, rùa kém ăn, hoạt động không bình thường. Nếu bệnh phát sinh ở hầu làm nó khó thở, mà chết.
Bệnh xảy ra thường vào tháng 5-7.
Cách chữa:
Khi có bệnh dùng vôi tẩy ao, đảm bảo nước luôn sạch. Rùa bị bệnh dùng thuốc mỡ xanh Methylen 1%, hay thuốc mỡ Tetracycline 1% bôi vào chỗ nấm. Dùng Refamicine bôi trực tiếp vào vết loét sau khi bóp kén ra.
5. Bệnh lở cổ
Là loài bệnh truyền nhiễm do vi khẩu gây ra, chỗ bị bệnhbị sinh vật bám như miếng bông. Cổ hoạt động khó khăn, kém ăn, có con không cử động, nếu không chữa sau vài ngày là chết.
Cách chữa:
- Dùng nước muối 5% tắm cho rùa 1 giờ, hay dùng 5 phần vạn xanh Methylen tắm trong 15 phút, hay dùng các loại thuốc mỡ Peliciline bôi vào chỗ bệnh.
6. Bệnh đỏ cổ
Là loại bệnh truyền nhiễm, tác nhân gây bệnh có thể là vi rút, cũng có thể là vi khuẩn đơn bào.
Bệnh hay phát sinh vào mùa mưa phùn. Con bị bệnh bụng có đốm đỏ, hầu và cổ sưng, đầu thò ra nhưng không rụt lại được, hoạt động chậm chạp kém ăn. Bệnh nặng thì mồm và mũi chảy máu, ruột viêm tấy, toàn thân sưng đỏ, mắt đục trắng, bị mù, không bao lâu thì chết.
Cách chữa:
Khi phát hiện bệnh lập tức cách ly con bệnh, dùng vôi tẩy ao và thay nước mới. Dùng các loại kháng sinh Biomyxin, tetracycline, Peniciline. Mỗi kilogam trọng lượng tiêm 15 vạn đơn vị (tiêm vào đùi). Nếu thấy không giảm thì dùng tiếp một liều nữa hoặc thay kháng sinh khác. Hoặc trộn thuốc vào thức ăn. Mỗi kilogram rùa cho ăn 0,2 g Sulfamidine, qua ngày thứ hai giảm một nửa, cho ăn liên tục 6 ngày.
NXB Nông nghiệp
Thứ Hai, 20 tháng 10, 2014
Ba ba là một loài rùa
Ba ba là một loài rùa?
Câu chuyện về Rùa Hồ Gươm trong truyền thuyết giờ có thêm 1 phiên bản mới. Phiên bản Ba ba Hồ Gươm. Từ một tranh luận khoa học trong ngành Phân loại học, với sự "quan tâm" của báo chí và dư luận, con rùa đang sống ở Hồ Gươm đã bị gán với nhiều tên gọi khác nhau. Để trả lời, chúng ta cần phải tìm hiểu từ cuộc tranh luận khoa học cơ bản khởi đầu.
Vị trí phân loại của rùa Hồ Gươm
Để thuận tiện cho việc mô tả và nghiên cứu khoa học sự sống, các nhà khoa học thường xếp các cá thể sinh vật vào những tập hợp với các cá thể khác và đặt tên cho những tập hợp đó gọi là danh pháp khoa học. Tập hợp khoa học (đơn vị phân loại) thường sử dụng nhất là loài (species) với quan niệm chung là các các cá thể thuộc cùng một loài có thể dễ dàng quan hệ sinh sản với nhau, và các cá thể thuộc các loài khác nhau thì có rào cản sinh sản (không giao phối được, hoặc con lai tạo ra không có khả năng sinh sản). Nhiều loài có quan hệ gần gũi (có tổ tiên chung gần nhau) thì được xếp vào các đơn vị phân loại cao hơn: chi, họ, bộ, lớp, ngành.
Về mặt định danh của rùa Hồ Gươm, có 2 luồng ý kiến trái chiều:
Đây là một tranh luận khoa học không đến mức phức tạp, nội dung của nó liên quan đến khái niệm "loài sinh học" (biological species) nghĩa là 2 cá thể A và B khác nhau về mặt sinh học đến mức độ nào thì trở thành 2 loài mới.
Sự phức tạp của thuật ngữ khoa học
Từ một cuộc tranh luận đơn giản ở trên, sự rối rắm bắt đầu do tính không đồng nhất về mặt ngôn ngữ (đấy là việc đặc điểm tự nhiên và tất yếu của ngôn ngữ). Nghĩa là một vài từ ở ngôn ngữ này không có hoặc không tương đương với ngôn ngữ khác, mà ở đây là giữa tiếng Việt và tiếng Anh, cùng tiếng Latin (sử dụng trong danh pháp khoa học). Trong đó, tiếng Việt thể hiện đặc tính phong phú và đa dạng đã là trở ngại cho sự trong sáng của ngữ nghĩa.
Cụ thể, ở Việt Nam có nhiều từ để chỉ loài bò sát thuộc bộ Testudines là rùa, ba ba, giải, vích, đồi mồi.... Trong đó, rùa được cho là loài có mai cứng, thân thu vào bên trong; ba ba là loài mai mềm, thân nhô nhiều ra bên ngoài; ba ba có kích thước khổng lồ thì gọi là giải. Tất nhiên, những danh từ này là xuất phát từ lịch sử văn hóa và ghi nhận tự nhiên của người Việt. Nó có sự khác biệt với những khóa phân loại mang tính khoa học chính xác. Cụ thể:
Bộ Testudines được dịch là Bộ Rùa: bao gồm cả các loài rùa, ba ba, giải, vích, đồi mồi
Trong bộ Rùa có siêu họ, họ và phân họ nhỏ. Trong đó, họ Trionychidae được dịch là Họ Ba ba. Trong số các loài thuộc họ Ba ba ở Việt Nam thì có ba ba trơn (Pelodiscus sinensis Wegmann 1835), ba ba Nam Bộ (Amyda cartilaginea Boddaert 1770; theo Bourret 1941), ba ba gai (Trionyx steindachneri Siebenrock 1960) v.v.
Như vậy, nếu khai thác thông tin từ khóa phân loài quốc tế ta có thể kết luận: "Ở Việt Nam, baba là những cá thể bò sát thuộc bộ Rùa". Hoặc nói cách khác, "Không phải tất cả các loài bò sát thuộc bộ Rùa là rùa".
Tình hình sẽ còn trở nên phức tạp hơn khi chúng ta tham chiếu tiếng Anh vào trong mối quan hệ này. Điều này cũng cần thiết vì nhiều công bố khoa học của người Việt được viết bằng tiếng Anh cũng như nhiều bài báo trên phương tiện thông tin đại chúng ở Việt Nam thường lấy tin từ các bài viết bằng tiếng Anh.
Trong tiếng Anh, turtles là những sinh vật bò sát thuộc bộ Testudines. Những turtles thuộc họ Trionychidae thường gọi là softshell turtles, trong đó softshell là để ám chỉ đặc điểm mai mềm .
Như vậy, nếu đối chiếu với tiếng Anh, ta có thể nói "Ở Việt Nam, ba ba là những con rùa mai mềm. Và giải là những con ba ba khổng lồ hay là những con rùa mai mềm nước ngọt khổng lồ".
Trong sách đỏ Việt Nam, trong họ Trionychidae chi Pelochelys chú thích là giải khổng lồ và chi Rafetus là giải, giải Thượng Hải. Loài Rafetus swinhoei được dịch sang tiếng Việt là Rùa mai mềm Thượng Hải hay rùa mai mềm khổng lồ sông Dương Tử.
Như vậy, tên gọi của con bò sát khổng lồ nặng 200kg với chiếc mai lớn trải dài 1,8m, rộng tới 1,2m sẽ phụ thuộc vào kết quả cuộc tranh luận khoa học nêu ở phần trước.
Câu chuyện về Rùa Hồ Gươm trong truyền thuyết giờ có thêm 1 phiên bản mới. Phiên bản Ba ba Hồ Gươm. Từ một tranh luận khoa học trong ngành Phân loại học, với sự "quan tâm" của báo chí và dư luận, con rùa đang sống ở Hồ Gươm đã bị gán với nhiều tên gọi khác nhau. Để trả lời, chúng ta cần phải tìm hiểu từ cuộc tranh luận khoa học cơ bản khởi đầu.
Vị trí phân loại của rùa Hồ Gươm
Để thuận tiện cho việc mô tả và nghiên cứu khoa học sự sống, các nhà khoa học thường xếp các cá thể sinh vật vào những tập hợp với các cá thể khác và đặt tên cho những tập hợp đó gọi là danh pháp khoa học. Tập hợp khoa học (đơn vị phân loại) thường sử dụng nhất là loài (species) với quan niệm chung là các các cá thể thuộc cùng một loài có thể dễ dàng quan hệ sinh sản với nhau, và các cá thể thuộc các loài khác nhau thì có rào cản sinh sản (không giao phối được, hoặc con lai tạo ra không có khả năng sinh sản). Nhiều loài có quan hệ gần gũi (có tổ tiên chung gần nhau) thì được xếp vào các đơn vị phân loại cao hơn: chi, họ, bộ, lớp, ngành.
Về mặt định danh của rùa Hồ Gươm, có 2 luồng ý kiến trái chiều:
Đây là một tranh luận khoa học không đến mức phức tạp, nội dung của nó liên quan đến khái niệm "loài sinh học" (biological species) nghĩa là 2 cá thể A và B khác nhau về mặt sinh học đến mức độ nào thì trở thành 2 loài mới.
Sự phức tạp của thuật ngữ khoa học
Từ một cuộc tranh luận đơn giản ở trên, sự rối rắm bắt đầu do tính không đồng nhất về mặt ngôn ngữ (đấy là việc đặc điểm tự nhiên và tất yếu của ngôn ngữ). Nghĩa là một vài từ ở ngôn ngữ này không có hoặc không tương đương với ngôn ngữ khác, mà ở đây là giữa tiếng Việt và tiếng Anh, cùng tiếng Latin (sử dụng trong danh pháp khoa học). Trong đó, tiếng Việt thể hiện đặc tính phong phú và đa dạng đã là trở ngại cho sự trong sáng của ngữ nghĩa.
Cụ thể, ở Việt Nam có nhiều từ để chỉ loài bò sát thuộc bộ Testudines là rùa, ba ba, giải, vích, đồi mồi.... Trong đó, rùa được cho là loài có mai cứng, thân thu vào bên trong; ba ba là loài mai mềm, thân nhô nhiều ra bên ngoài; ba ba có kích thước khổng lồ thì gọi là giải. Tất nhiên, những danh từ này là xuất phát từ lịch sử văn hóa và ghi nhận tự nhiên của người Việt. Nó có sự khác biệt với những khóa phân loại mang tính khoa học chính xác. Cụ thể:
Bộ Testudines được dịch là Bộ Rùa: bao gồm cả các loài rùa, ba ba, giải, vích, đồi mồi
Trong bộ Rùa có siêu họ, họ và phân họ nhỏ. Trong đó, họ Trionychidae được dịch là Họ Ba ba. Trong số các loài thuộc họ Ba ba ở Việt Nam thì có ba ba trơn (Pelodiscus sinensis Wegmann 1835), ba ba Nam Bộ (Amyda cartilaginea Boddaert 1770; theo Bourret 1941), ba ba gai (Trionyx steindachneri Siebenrock 1960) v.v.
Như vậy, nếu khai thác thông tin từ khóa phân loài quốc tế ta có thể kết luận: "Ở Việt Nam, baba là những cá thể bò sát thuộc bộ Rùa". Hoặc nói cách khác, "Không phải tất cả các loài bò sát thuộc bộ Rùa là rùa".
Tình hình sẽ còn trở nên phức tạp hơn khi chúng ta tham chiếu tiếng Anh vào trong mối quan hệ này. Điều này cũng cần thiết vì nhiều công bố khoa học của người Việt được viết bằng tiếng Anh cũng như nhiều bài báo trên phương tiện thông tin đại chúng ở Việt Nam thường lấy tin từ các bài viết bằng tiếng Anh.
Trong tiếng Anh, turtles là những sinh vật bò sát thuộc bộ Testudines. Những turtles thuộc họ Trionychidae thường gọi là softshell turtles, trong đó softshell là để ám chỉ đặc điểm mai mềm .
Như vậy, nếu đối chiếu với tiếng Anh, ta có thể nói "Ở Việt Nam, ba ba là những con rùa mai mềm. Và giải là những con ba ba khổng lồ hay là những con rùa mai mềm nước ngọt khổng lồ".
Trong sách đỏ Việt Nam, trong họ Trionychidae chi Pelochelys chú thích là giải khổng lồ và chi Rafetus là giải, giải Thượng Hải. Loài Rafetus swinhoei được dịch sang tiếng Việt là Rùa mai mềm Thượng Hải hay rùa mai mềm khổng lồ sông Dương Tử.
Như vậy, tên gọi của con bò sát khổng lồ nặng 200kg với chiếc mai lớn trải dài 1,8m, rộng tới 1,2m sẽ phụ thuộc vào kết quả cuộc tranh luận khoa học nêu ở phần trước.
Thứ Ba, 14 tháng 10, 2014
Top năm nhà hàng tốt ở Hong Kong
Những bữa ăn ngon tại Hong Kong trong không khí cô điển đến hiện đại, từ
những món Quảng Đông đến những nhà hàng Ý nổi tiếng. Cùng biên tập viên
Susan Jung điểm qua những nhà hàng tốt nhất HongKong.
On Lot 10
Nhà hàng nhỏ, trông khá thường ngày với hai tầng và được sơn màu trắng, On Lot 10 có lẽ là khiêm tốn nhất trong những nhà hàng hàng đầu của Pháp tại Hồng Koong. Đầu bếp Boss Man David Lai đã từng làm việc tại Alain Ducasse là nhà hàng đồ tươi sống xuất sắc nhất với những đĩa thức ăn lớn phục vụ cho cả gia đình. Món chính của nhà hàng là gà nướng. Món gà nướng ở đây được nâng lên tầm cao hơn những món gà thông thường khác, gà nướng với nhiều vật liệu, nhiều cách chế biến. Món khác là súp hải sản, gan ngỗng nướng, thịt bê…
Above & Beyond
Nhà hàng này chính là nơi chiêm ngưỡng Hồng Kong tốt nhất, đến đây để ngắm toàn cảnh Hong Kong là điều đáng tiếc, đồ ăn nhà hàng cũng rất tinh tế, sáng tạo và ngon miệng. Nhà hàng phục vụ nhiều món ăn Quảng Đông cổ điển và duy trì những hương vị truyền thống từ ngàn đời. Thực khách đến nhà hàng rất thích các món từ gà, vịt, sứa. Có những món đặc sắc như trứng hấp trà ô long và nấm cục đen, thịt lợn cháy chảo với nho khô… Nhà hàng mở cửa từ 11h đến 23 giờ đêm.
Island Tang
Nhà hàng được coi là phổ biến và bình dân nhất HongKong nhưng những món ăn ở đây thì rất tuyệt. Nội thất nhà hàng cũng rất sang và phong cách với những bộ bàn ghế gỗ tối màu cùng những điểm sáng và trang hoàng cổ điển. Menu đồ ăn với những món ăn ngon và quyến rũ, hãy thử món thịt lợn nướng tẩm mật ong hay chim băm bọc rau diếp, vịt đắp khoai tây chiên. Phong cách phục vụ cũng rất tót vời.
The Chairman
Không quá khó để tìm thấy nhà hàng đường phố nhỏ này, ngay giữa trọng tâm Hồng Kông bạn có thể nhìn ngay thấy nó giữa phường phố đông đúc. Từ năm 2009, phải đặt trước một tuần nếu bạn muốn dùng bữa ở đây, còn hiện nay thì phải trước ít ra 3 tuần. Trái ngược vẻ tấp nập của Hong Kong, nhà hàng với không gian kín đáo, tĩnh, nhà hàng có hai tầng với khăn trải bàn màu trắng và các tác phẩm nghệ thuật trên tường nhưng điểm tạo nên tên tuổi cho nhà hàng chính là đồ ăn nhà hàng. Các món ăn được chế biến không dùng mì chính và một số gia vị, thực đơn nhà hàng đổi thay theo mùa và món nức danh nhất là cua hoa hấp rượu Thiệu Hưng cùng nhiều món ăn quyến rũ khác.
Tim’s Kitchen
Nhà hàng trổi sặc sỡ với màu tím và vàng, phục vụ những món ăn truyền thống Quảng Đông với những đồ ăn đắt tiền, những nguyên liệu quý hiếm như tổ yến, sâm biển, vi cá mập, bào ngư… nên thường chỉ người giàu mới đặt tiệc tại nhà hàng. Tuy nhiên cũng có những món ăn bình dân hơn nhưng được chế biến dị biệt nên giá cũng không hề rẻ. Mùa đông có thêm món súp rắn ấm nóng, cua hấp thơm nồng.
On Lot 10
Nhà hàng nhỏ, trông khá thường ngày với hai tầng và được sơn màu trắng, On Lot 10 có lẽ là khiêm tốn nhất trong những nhà hàng hàng đầu của Pháp tại Hồng Koong. Đầu bếp Boss Man David Lai đã từng làm việc tại Alain Ducasse là nhà hàng đồ tươi sống xuất sắc nhất với những đĩa thức ăn lớn phục vụ cho cả gia đình. Món chính của nhà hàng là gà nướng. Món gà nướng ở đây được nâng lên tầm cao hơn những món gà thông thường khác, gà nướng với nhiều vật liệu, nhiều cách chế biến. Món khác là súp hải sản, gan ngỗng nướng, thịt bê…
Above & Beyond
Nhà hàng này chính là nơi chiêm ngưỡng Hồng Kong tốt nhất, đến đây để ngắm toàn cảnh Hong Kong là điều đáng tiếc, đồ ăn nhà hàng cũng rất tinh tế, sáng tạo và ngon miệng. Nhà hàng phục vụ nhiều món ăn Quảng Đông cổ điển và duy trì những hương vị truyền thống từ ngàn đời. Thực khách đến nhà hàng rất thích các món từ gà, vịt, sứa. Có những món đặc sắc như trứng hấp trà ô long và nấm cục đen, thịt lợn cháy chảo với nho khô… Nhà hàng mở cửa từ 11h đến 23 giờ đêm.
Island Tang
Nhà hàng được coi là phổ biến và bình dân nhất HongKong nhưng những món ăn ở đây thì rất tuyệt. Nội thất nhà hàng cũng rất sang và phong cách với những bộ bàn ghế gỗ tối màu cùng những điểm sáng và trang hoàng cổ điển. Menu đồ ăn với những món ăn ngon và quyến rũ, hãy thử món thịt lợn nướng tẩm mật ong hay chim băm bọc rau diếp, vịt đắp khoai tây chiên. Phong cách phục vụ cũng rất tót vời.
The Chairman
Không quá khó để tìm thấy nhà hàng đường phố nhỏ này, ngay giữa trọng tâm Hồng Kông bạn có thể nhìn ngay thấy nó giữa phường phố đông đúc. Từ năm 2009, phải đặt trước một tuần nếu bạn muốn dùng bữa ở đây, còn hiện nay thì phải trước ít ra 3 tuần. Trái ngược vẻ tấp nập của Hong Kong, nhà hàng với không gian kín đáo, tĩnh, nhà hàng có hai tầng với khăn trải bàn màu trắng và các tác phẩm nghệ thuật trên tường nhưng điểm tạo nên tên tuổi cho nhà hàng chính là đồ ăn nhà hàng. Các món ăn được chế biến không dùng mì chính và một số gia vị, thực đơn nhà hàng đổi thay theo mùa và món nức danh nhất là cua hoa hấp rượu Thiệu Hưng cùng nhiều món ăn quyến rũ khác.
Tim’s Kitchen
Nhà hàng trổi sặc sỡ với màu tím và vàng, phục vụ những món ăn truyền thống Quảng Đông với những đồ ăn đắt tiền, những nguyên liệu quý hiếm như tổ yến, sâm biển, vi cá mập, bào ngư… nên thường chỉ người giàu mới đặt tiệc tại nhà hàng. Tuy nhiên cũng có những món ăn bình dân hơn nhưng được chế biến dị biệt nên giá cũng không hề rẻ. Mùa đông có thêm món súp rắn ấm nóng, cua hấp thơm nồng.
Đăng ký:
Bài đăng (Atom)